Thời hạn bảo hành và chu kỳ đăng kiểm khác nhau thế nào?
Nhiều người đặt câu hỏi, ô tô mới mua được bảo dưỡng tốt, bảo hành những 5 năm vì sao không lấy thời hạn bảo hành làm chu kỳ kiểm định lần đầu?
Theo quy định hiện hành (điều 4 nghị định 116/2017) thời hạn bảo hành xe ô tô sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu tại Việt Nam, như sau: "Đối với ô tô chưa qua sử dụng, thời hạn bảo hành tối thiểu của ô tô con là 3 năm hoặc 100.000 km, với ô tô khách tối thiểu 2 năm hoặc 50.000 km và tối thiểu 1 năm hoặc 30.000 km đối với các loại ô tô còn lại tùy theo điều kiện nào đến trước".
Tại Việt Nam, hầu hết các hãng đều áp dụng mức bảo hành là 3 năm hoặc 100.000 km. Một số hãng cung cấp gói gia hạn để tăng bảo hành lên 5 năm hoặc 150.000 km. Trong đó, đặc biệt cao nhất là mức bảo hành 10 năm của VinFast đối với hai dòng ô tô xăng và điện.
Ví dụ, cùng loại xe nhỏ hạng A nhưng thời gian bảo hành tiêu chuẩn là khác nhau, chẳng hạn xe Toyota Wigo là 3 năm, Hyundai i10 là 5 năm trong khi VinFast Fadil là 10 năm.
Kỹ thuật viên của cơ sở bảo hành bảo dưỡng thường không phải kiểm tra hạng mục khí thải của phương tiện. Ảnh minh họa
Gửi câu hỏi đến Báo Giao thông, độc giả Đinh Quảng Hà (phường Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội) nêu thắc mắc: “Trong thời gian bảo hành, ô tô được thực hiện kiểm tra định kỳ, bảo dưỡng theo khuyến cáo tại đại lý ủy quyền chính thức, được thay thế miễn phí các bộ phận chi tiết hỏng không do lỗi người sử dụng. Vì sao không lấy thời gian bảo hành quy đổi thành quãng thời gian tính chu kỳ đăng kiểm lần đầu?
Theo ông Nguyễn Thế Vinh (Giám đốc đại lý VinFast Thăng Long, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội), có vài mối liên hệ tương đồng về tiêu chuẩn kỹ thuật giữa bảo hành xe và đăng kiểm xe, chẳng hạn như hệ thống đèn, hệ thống phanh, hệ thống lái...
Tuy nhiên, không thể đánh đồng kỳ hạn bảo hành và chu kỳ đăng kiểm ô tô. Vì những lý do sau đây:
Thứ nhất, bảo hành không cam kết về yếu tố bảo vệ môi trường và an toàn kỹ thuật mà chỉ cam kết về yếu tố chất lượng kỹ thuật có ràng buộc người dùng.
Ví dụ, sự ràng buộc là anh nên lái xe đúng cách, không rồ ga phanh gấp, xe được thay chất lỏng đúng loại khuyến cáo, kiểm tra định kỳ đúng số kilomet vận hành thì chiếc xe sẽ đảm bảo chất lượng kỹ thuật. Chất lượng kỹ thuật tốt thì đương nhiên xe an toàn, lượng khí thải phát ra đúng tiêu chuẩn.
Thứ hai, thời hạn bảo hành của các hãng xe là khác nhau tùy từng khu vực thị trường và quốc gia, thậm chí chính sách hậu mãi bằng gói bảo hành 1 - 2 năm cũng được áp dụng, tùy thời điểm để kích cầu.
Ví dụ, ở Hàn Quốc có những dòng xe của thương hiệu Volvo, Mercedes được bảo hành vô thời hạn, nhưng việc đăng kiểm vẫn phải theo chu kỳ 2 năm. Nên không thể lấy những con số này (số năm bảo hành) để nói rằng xe bảo hành lâu hơn thì tốt hơn, chu kỳ đăng kiểm phải dài hơn.
Đại lý đạt chuẩn 3S có muốn làm đăng kiểm?
Theo ông Nguyễn Thế Vinh, về phương diện kỹ thuật - cơ sở vật chất hiện có tại đại lý 3S của ông chỉ còn thiếu mỗi máy đo khí thải là đủ trang thiết bị giống như một trạm đăng kiểm.
Tuy nhiên, ông Vinh cho biết, theo quan điểm cá nhân thì hiện tại các cơ sở bảo hành bảo dưỡng, dù đạt chuẩn 3S trở lên, cũng không muốn kiêm thêm việc đăng kiểm.
Lý giải quan điểm này, ông Vinh nói rằng việc mở trạm đăng kiểm đòi hỏi 2 thứ rất lớn là mặt bằng lớn và đội ngũ nhân công lớn, trong khi nhìn ra ngay là nguồn thu không thể đáp ứng.
“Mặt bằng bao gồm nhà xưởng chứa 1 - 2 dây chuyền kiểm định và sân bãi cho xe xếp hàng đợi, nhân công thì phải có đăng kiểm viên bậc cao cùng ê-kíp kỹ thuật viên, cộng với các nhân sự gián tiếp phục vụ. Cũng phải lên tới 2-3 chục người”, ông Vinh nói.
Một trung tâm đăng kiểm có 2 dây chuyền kiểm định phải có diện tích nhà xưởng và sân bãi rộng tối thiểu 10.000 m2. Ảnh minh họa
Một giám đốc đại lý ô tô thương hiệu Nhật Bản tại đường Nguyễn Văn Linh (quận Long Biên, Hà Nội) cho hay, đại lý ủy quyền của ông cũng đạt chuẩn 3S (theo tiêu chuẩn Nhật) nhưng ông chưa từng nghĩ đến việc mở dịch vụ đăng kiểm, kể cả được nhà nước cho phép.
Bởi vì bảo hành bảo dưỡng thì chỉ làm việc với một vài kiểu loại xe nhất định, nhưng đăng kiểm thì không được chọn xe để làm, phải làm tất cả những loại xe đang có trên thị trường. Đó là thách thức lớn với mọi xưởng dịch vụ, bất kể là xưởng 3S hay cao hơn.
Theo vị giám đốc này, đăng kiểm nên là ngành nghề độc lập với kinh doanh dịch vụ ô tô. Do tính chất pháp lý của đăng kiểm, luôn cần sự khách quan chính xác và không được phép phụ thuộc vào bất cứ nhà sản xuất hay thương hiệu nào.
xe mới về
-
Kia Sedona-3.3 GAT Premium
Giá bán: 740 Triệu
-
Honda City-1.5TOP
Giá bán: 360 Triệu
-
Honda City-RS 1.5 AT
Giá bán: 535 Triệu
-
Mercedes Benz C class-C300 AMG
Giá bán: 740 Triệu
-
Mercedes Benz GLC-250 4Matic
Giá bán: 1 Tỷ 20 Triệu
-
Mitsubishi Pajero Sport-G 4x2 AT
Giá bán: 395 Triệu
Xem thêm
- Cách nhận biết bugi ô tô bị hỏng thông qua màu sắc
- Những đánh giá đầu tiên về xe VinFast VF 9
- Trung bình mỗi ngày người Việt mua hơn 1.000 ô tô
- Hyundai Accent 2023 thế hệ mới giá chỉ từ 310 triệu đồng
- Phân khúc MPV tung nhiều ưu đãi cực nóng cho khách hàng
- Bảng giá xe Toyota Innova đã qua sử dụng tháng 3/2023
- Bí quyết trả giá khi mua xe ô tô cũ làm hài lòng người bán, vừa lòng người mua.
- Hyundai Kona bổ sung thêm phiên bản chạy điện
- Giảm thuế tiêu thụ đặc biệt cho xe sử dụng động cơ hybrid
- Hyundai i10 bản nâng cấp sắp ra mắt